Giới thiệu Liên hệ
IMG-LOGO

TRUNG TÂM UNESCO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THAM DỰ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ

(Tổng hợp từ tạp chí điện tử ngaynay.vn và Ts. Nguyễn Phúc Lưu) - 10/10/2022 284 Lượt xem

Sáng ngày 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên” do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí Ngày Nay – cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam.


                                                       Quang cảnh Hội nghị

Hội nghị có sự góp mặt của ông George Christophides – Chủ tịch Danh dự của Liên hiệp các hội UNESCO thế giới; ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long; ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình; nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam…

Kinh tế xanh là mô hình đang được thế giới hướng tới với 5 lĩnh vực chính là các nguồn năng lượng, công nghệ sạch, nông nghiệp bền vững, cơ sở hạ tầng sinh thái, cắt giảm khí thải và hoạch định phát triển đô thị bền vững. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), phát triển kinh tế xanh sẽ hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường sinh thái, giúp tôn tạo, phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Tại Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh tuy còn mới mẻ. Tuy nhiên, nước ta có đầy đủ lợi thế như khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào để xây dựng một nền kinh tế xanh trong tương lai.

Tại hội nghị có nhiều bài phát biểu, tham luận của các đại biểu, diễn giả đề cập đến các vấn đề "Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên", đặc biệt trong đó có phần tham luận của TS. Nguyễn Phúc Lưu - Giám đốc Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao: Bài viết về nguồn nhân lực cho thực hiện giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa Việt Nam sau thời kỳ đại dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát nhằm đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho việc phát triển hoạt động du lịch di sản văn hóa Việt Nam sau thời kỳ đại dịch Covid 19…,những bất cập, khó khăn tồn tại và nguyên nhân? Để từ đó khuyến nghị các giải pháp cho các nhà hoạch định nhằm tháo gỡ những khó khăn về nguồn nhân lực và một số nguồn lực khác trong việc phát triển du lịch di sản văn hóa Việt Nam sau thời kỳ đại dịch Covid cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững du lịch di sản văn hóa Việt Nam.

Qua đánh giá về tiềm năng của du lịch di sản văn hóa Việt Nam và thực trạng nguồn lực trong phát triển du lịch di sản văn hóa Việt Nam khi đại dịch bệnh COVID-19được kiểm soát. Tác giả đã đưa ra các đánh giá thực trạng xét trên góc độ khủng hoảng nguồn nhân lực chung của ngành du lịch sau thời kỳ đại dịch COVID-19, cũng như sự bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong du lịch. Trên cơ sở đó, một số giải pháp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác trong phát triển du lịch nói chung và du lịch di sản văn hóa Việt Nam nói riêng thời kỳ đại dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát đã được tác giả khuyến nghị, trong đó vai trò của cộng đồng địa phương cũng như tính trung tâm của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch di sản văn hóa được đề cập.

Theo: (Tổng hợp từ tạp chí điện tử ngaynay.vn và Ts. Nguyễn Phúc Lưu)



Ý kiến bạn đọc

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *