Giới thiệu Liên hệ
IMG-LOGO

Bóng đá có thể thành di sản văn hóa thế giới?

Thương Huyền - 17/07/2022 581 Lượt xem

Sự kiện “Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam lần thứ nhất” vừa diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng trong và ngoài nước. Hơn 10.000 lượt du khách đã tham gia ngày hội.

Khẳng định vị trí

Football World Heritage (Tổ chức Di sản Bóng đá Thế giới - FWH) ra đời vào tháng 12/2018 được sáng lập bởi công chúa Rani Vanouska Modely. Công chúa Rani Vanouska Modely là hậu duệ của một trong những dòng tộc hàng đầu Ấn Độ.

Dưới sự bảo trợ của UNESCO và sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên, FWH là một tổ chức phi lợi nhuận được đăng ký theo luật của Anh. Mục đích của tổ chức quốc tế này là tập hợp sự ủng hộ của các quốc gia, danh nhân bóng đá thế giới để bóng đá chính thức được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Nếu đơn đăng ký thành công, được 24 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản Phi vật thể của UNESCO xác nhận, bóng đá sẽ được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Điều này tạo cơ sở cho sức mạnh độc đáo của môn thể thao vua được khai thác cho những người cần nó nhất cũng như sẽ cho phép tổ chức này thúc đẩy các sáng kiến từ thiện song song của mình, chẳng hạn như sáng kiến “Mỗi đứa trẻ, một quả bóng”.

Rani Vanouska đã khởi động dự án này với tạp chí Forbes và một số nhân vật nổi tiếng như Arsène Wenger, Antoine Griezmann, Georges Weah và nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng trong bóng đá. Hợp tác với FWH, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 100 nhà lãnh đạo bóng đá thế giới đại diện cho những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong bóng đá, những người có thể đóng góp vào mục tiêu toàn cầu này.

Bóng đá có thể thành di sản văn hóa thế giới? ảnh 1

Bóng đá tạo ra cầu nối cho mọi người trên thế giới mà không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo và ngôn ngữ.

Bóng đá không chỉ là một môn thể thao mà còn là sự thúc đẩy của dư luận và mang lại những giá trị hàng đầu của sự bình đẳng, chia sẻ và tự hào. Những trận đấu bóng đá diễn ra là khoảnh khắc gắn kết cộng đồng, mang lại tinh thần khát khao chiến thắng ẩn chứa trong mỗi chúng ta. Bóng đá tạo ra cầu nối cho mọi người trên thế giới mà không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo và ngôn ngữ. Bên cạnh đó, môn thể thao này cũng góp phần tăng cường sự liên kết giữa các nguyên thủ quốc gia, các tổ chức toàn cầu, những nhân vật tiêu biểu của thế giới thể thao và hơn thế, bóng đá còn là nơi giao thoa của chính trị, kinh tế và văn hóa.

 

Bóng đá có thể thay đổi thế giới

Cựu Chủ tịch UNESCO, ngài Đại sứ Altay Cengizer, đang đồng hành cùng dự án này khẳng định: “Bóng đá truyền cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới và phát huy những giá trị tích cực. Tôi đặc biệt khuyến khích những nỗ lực của FWH. Bóng đá chứa đựng nhiều giá trị hơn những gì nó thể hiện. Và tôi đảm bảo với FWH về sự hỗ trợ và cam kết của tôi”.

Bóng đá có thể thành di sản văn hóa thế giới? ảnh 2

Công chúa Rani Vanouska Modely.

Cùng với những ngôi sao như Messi, Beckham, Kylian Mbappé, Antoine Griezmann, Arsène Wenger, Cristiano Ronaldo hay tất cả những người yêu bóng đá từ khắp các quốc gia trên thế giới, công chúa Rani Vanouska muốn biến dự án này trở thành biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn với mục tiêu “Cùng nhau bền chặt hơn” bằng cách ký cam kết với FWH. Nếu đơn đăng ký thành công, được 24 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản Phi vật thể của UNESCO xác nhận, bóng đá sẽ được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Công chúa Rani Vanouska xem môn thể thao này như một động lực để thắp lại hy vọng cho cuộc sống của trẻ em trên khắp thế giới. Đối với cô, bóng đá không chỉ là một cuộc đấu hay một cuộc phiêu lưu kiếm lợi nhuận. Nhiệm vụ của cô là triển khai, tham gia các hoạt động giáo dục, khoa học, văn hoá, con người nhằm tăng thêm sự công nhận: Bóng đá là di sản thế giới. Từ đó, bóng đá có thể đi xa hơn trong hành trình giáo dục, bảo vệ và giữ gìn hòa bình.

“Bóng đá có tính chất toàn cầu, phá bỏ mọi rào cản trên thế giới, mở ra cánh cửa bao dung, chia sẻ và tôn trọng, và mang hoà bình đến cho trẻ em. Tôi nghĩ rằng bóng đá không chỉ là một môn thể thao. Đó là một biểu tượng của sự lạc quan mang sức mạnh tự nhiên để vẽ nên nụ cười trên khuôn mặt của những đứa trẻ, đồng hành cùng chúng trong việc khám phá cuộc sống”, công chúa Rani nói.

Bóng đá có thể đem lại nhiều giá trị cho nhân loại, như ông Nelson Mandela đã từng nói: “Bóng đá có thể thay đổi thế giới”.

Theo: Thương Huyền



Ý kiến bạn đọc

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *